Các đời vua Friedrich Wilhelm II và Friedrich Wilhelm III Quân_đội_Phổ

Một hiệu kỳ của lực lượng Quân đội Phổ dùng trước năm 1807.

Sự suy yếu của Quân đội Phổ

Cháu trai của Friedrich II Đại Đế là Friedrich Wilhelm II (1786–1797) lên nối ngôi Quốc vương. Sinh thời, tiên vương Friedrich II Đại Đế vốn đã chẳng ưa gì đứa cháu này.[257] Vị tân Quốc vương vốn không ưa thích chiến tranh và dưới triều đại của ông giá trị của lực lượng Quân đội tinh nhuệ Phổ bị suy sụp.[258] Xưa kia, những bậc tiên quân lừng vang của ông là Friedrich Wilhelm II và Friedrich II Đại Đế luôn thâu tóm đại quyền, giám sát nghiêm ngặt ba quân, thì nay vị tân vương lại nới lỏng nề nếp ba quân.[258] Ông giao trách nhiệm cho vị Thống chế cao tuổi là Karl Wilhelm Ferdinand, Quận công xứ Brunswick, và lực lượng Quân đội bắt đầu suy sụp. Dưới sự dẫn dắt của những cựu chiến binh của các cuộc Chiến tranh Silesia, Quân đội Phổ được trang bị thật kém so với quân Cách mạng Pháp. Các tướng tá vẫn giữ lối luyện binh, chiến thuật và binh khí cũ mà tiên vương Friedrich II Đại Đế sử dụng đã gần 40 năm trước.[259] Trong khi đó, Quân đội Cách mạng Pháp, đặc biệt là dưới thời Napoléon Bonaparte đã phát triển những biện pháp tổ chức, hậu cần, cơ động và lãnh đạo mới.[259] Tuy nhiên, sau một thời gian lâu dài sau khi tiên quân Friedrich II Đại Đế qua đời, lực lượng Quân đội Phổ không có ông nhưng vẫn là đội quân hàng đầu của châu Âu, vẫn đem lại nỗi sợ hãi cho các lân bang như uy danh hãy còn đó của ông.[18][189] Karl Wilhelm Ferdinand lúc bấy giờ là vị thống soái xuất sắc nhất của thời đại.[21]

Vào năm 1787 - hai năm trước khi phong trào Cách mạng Pháp bùng nổ - Vương công xứ OrangeWilhelm V phải đối mặt với quân phiến loạn tại các thành phố xứ Holland. Triều đình Friedrich Wilhelm II xuống chiếu tuyên chiến với quân phiến loạn Holland vào ngày 13 tháng 9 năm 1787. 16 nghìn binh sĩ tinh nhuệ Phổ do Quận công xứ Brunswick chỉ huy tràn vào Holland và chiếm lĩnh ngay Nijmegen. Quân Phổ tiến vào Utrecht trong ngày 16 tháng 9 năm ấy. Ngày hôm sau là ngày 17 tháng 9, họ bắn phá và nhanh chóng chiếm cứ Gorcum. Dordrech và Delft cũng nhanh chóng rơi vào tay các chiến binh Phổ trong ngày hôm sau. Quân địch cố thủ tại Amsterdam khá lâu nhờ địa thế thuận lợi, nhưng một đạo quân Phổ băng qua hồ Haarlem và quân địch tại Amsterdam đầu hàng vào ngày 10 tháng 10 năm 1787. Trong cuộc chiến này nước Phổ có liên minh với Anh Quốc và chiến thắng quyết định của Quân đội Phổ đã giáng một đòn sấm sét về chính trị vào vua Pháp là Louis XVI - kẻ đã hỗ trợ cho quân phiến loạn Hà Lan.[260][261] Với chiến thắng huy hoàng này, Karl Wilhelm Ferdinand có được tiếng tăm lẫy lừng.[21] Vào tháng 8 năm 1791, lúc cơn bão Cách mạng Pháp đã quá lớn mạnh, vua Friedrich Wilhelm II ban chiếu chỉ kêu gọi người Phổ bảo vệ Hoàng gia Pháp của Louis XVI. Nước Phổ liên minh với kẻ thù cũ là Áo vào tuyên chiến với Pháp vào năm 1792. Dưới sự thống suất của Quận công xứ Brunswick, liên quân Áo - Phổ hợp binh tại Coblenx và thẳng tiến về sào huyệt Paris của địch. Liên quân Áo - Phổ đánh tan nát quân Cách mạng Pháp trong các trận chiến tại Longwy và Verdun cùng năm đó, quân Cách mạng Pháp tuy chống trả ngoan cố nhưng đại bại.[262][263] Nhờ đó, liên quân quân Áo - Phổ dễ dàng kéo rốc về Paris, song thời tiết xấu và bệnh dịch làm nhiều binh sĩ phải hy sinh. Đến tháng 9 năm 1792 liên quân chỉ còn có 5 vạn binh lính, làm nản chí của Quận công xứ Brunswick. Vào ngày 20 tháng 9 năm 1792, 4 vạn quân của ông đánh bất phân thắng bại với quân Cách mạng Pháp trong trận chiến tại Valmy. 10 ngày sau trận đánh này, ông quyết định rút quân về Đức. Đây là một quyết định đúng đắn vì dù quân Phổ không hề thua trận nhưng mưa bão gây bất thuận lợi cho tiếp tế và hỏa pháo, cùng với bệnh tật của ba quân đã tạo điều kiện khó khăn cho họ.[264] Sau một thời gian ngưng chiến, Friedrich Wilhelm II lại tung quân vào chiến trường. Quận công xứ Brunswick chỉ huy liên quân Áo - Phổ giải vây Mainz và truy kích tàn quân Pháp đến tận Alsacelãnh địa Sứ quân Tuyển hầu tước sông Rhine. Vào tháng 5 năm 1794, các chiến binh Phổ đánh tan tác quân Pháp trong trận đánh Kaiserslautern. Vào tháng 3 năm 1794, khi một cuộc phiến loạn khốc liệt bùng nổ tại Ba Lan, liên quân Phổ - Áo - Nga cùng nhau dập tắt.[265][266] Vào năm 1795, với Hiệp định Basel giữa Pháp - Phổ, Vương quốc Phổ được thái bình khoảng 10 năm.[267] Nhưng với vua Friedrich Wilhelm II, mọi thành tựu dụng binh trị nước của tiên vương Friedrich II Đại Đế lẫy lừng năm xưa đã trở thành quá khứ.[267] Khi nhà vua qua đời vào năm 1797 thì quân số Phổ gia tăng mạnh mẽ, chi phí quân sự cũng lớn lao. Vả lại, cuối triều ông, thấy ba quân suy sụp thì ông đã tiến hành cải cách: ban chiếu chỉ thiết lập một ủy ban tổ chức quân sự theo kiểu Cách mạng Pháp. Lực lượng Quân đội Phổ được chia thành bốn binh đoàn, mỗi binh đoàn hùng cứ một phương: đó là các binh đoàn Nam Phổ, Bắc Phổ, Silesia và Dự bị. Trong số đó, binh đoàn Dự bị được thiết lập ở các tỉnh miền Tây Đức nằm ngoài xứ Brandenburg.[258]

Tàn quân Phổ sau đại bại tại Jena - Auerstädt, họa phẩm của Richard Knötel.

Cuộc cải cách này không đạt hiệu quả.[258] Khi con trưởng của ông là Friedrich Wilhelm III (1797–1840) lên nối ngôi Quốc vương, nền kỷ cương của ba quân vẫn tiếp tục sa sút. Nước Phổ bước vào thế kỷ thứ XIX với một lực lượng Quân đội suy sụp.[267] Vào năm 1803, Triều đình phải tiếp tục cải cách: nhà vua nỗ lực lập ra ủy ban đánh giá các cuộc cải cách quân sự ở Pháp khi đó, để có gì không hay thì sẽ thay đổi quân luật, cải thiện đời sống của binh lính. Đồng thời, Triều đình Phổ cũng dự định xây dựng các Tiểu đoàn dự bị quốc gia ngày càng lớn mạnh hơn. Tuy nhiên, cải tổ chưa thành công thì thảm họa đã đến. Vào năm 1806, sau khi đã gầy dựng Đệ nhất đế chế Pháp lớn mạnh, Hoàng đế Napoléon xua đại quân xâm lược nước Phổ. Quốc vương Friedrich Wilhelm III thiết lập liên minh với Hoàng đế nước Nga và dũng cảm kiên quyết đánh đuổi quân Pháp xâm lược. Lúc ấy, lực lượng Quân đội Phổ có thay đổi rất ít kể từ thời vị vua vĩ đại Friedrich II Đại Đế. Các tướng lĩnh vẫn đọc về các chiến thuật của nhà vua vĩ đại và sử dụng lại chúng. Họ đều đã ngoài 60 hoặc là 70 tuổi và không hề có đầu óc sáng tạo tự vạch ra kế hoạch cho riêng mình[268] Đại quân có đến 254 nghìn binh sĩ, nhưng chỉ có 12 vạn quân tham chiến chống Pháp.[258] Friedrich Wilhelm III cũng kêu gọi quân Sachsen giúp đỡ và phần nào tổng động viên ba quân. Đến ngày 9 tháng 10 năm 1806, khi quân Nga còn chưa đến, nước Phổ tuyên chiến với Pháp.[269]

Ngay từ tuần đầu của cuộc chiến, điểm yếu của quân Phổ đã thể hiện rõ rệt. Ở một số khía cạnh thì chiến thuật của quân Phổ cũng giống quân Pháp, nhưng đã lỗi thời. Quân Pháp tiến về Saalfeld, nơi 9 nghìn Vệ Binh Phổ do Hoàng tử Ludwig Ferdinand - một tướng lĩnh tài ba phi thường cháu trai của Friedrich II Đại Đế - chỉ huy. Khi kéo Kỵ Binh phá vòng vây của quân thù, ông hy sinh. Khi tin này đến tai quân chủ lực của Quận công xứ Brunswick, nhiều chiến sĩ nản chí, quân Sachsen đã muốn từ bỏ Phổ.[269] Ông thiếu quyết đoán đến mức mà khi Napoléon tiến quân vào Thüringen rồi mà ông vẫn chưa triệu tập ba quân. Vào ngày 14 tháng 10 năm ấy, Napoléon, với cứ điểm kiên cố hơn và quân đội tinh nhuệ hơn, đại thắng một đạo quân Phổ trong trận Jena. Cùng ngày, một đạo quân Pháp nhỏ bé nghiền nát đại quân của Quận công xứ Brunswick trong trận Auerstädt, do sự lãnh đạo tệ hại của giới lãnh đạo quân sự Phổ, mặc dù trong cả hai trận đánh này các chiến binh Phổ đều chiến đấu dũng mãnh.[270] Quận công xứ Brunswick bị trọng thương. Tiếng tăm lừng lẫy của quân Phổ bị sụp đổ khiến cho các pháo đài của Quân đội Phổ lần lượt đầu hàng. Đến cả Lübeck, tuy Blücher đã phòng thủ mãnh liệt, cùng phải đầu hàng.[270] Chỉ có một vài pháo đài nhỏ nhất là Graudenz trên sông Vistula, GlatzKosel tại Silesia được giữ vững cùng với vinh dự của các binh sĩ Phổ, nhưng điều này vẫn khó thể thay đổi tình hình chiến sự. Công lao bảo vệ tỉnh Silesia là của danh tướng Groenetz xuất thân là một quý tộc, trong khi đó người có công giữ vững thành Kolberg tại Pomerania là viên Sĩ quan chỉ huy August Neidhardt von Gneisenau: tuy pháo đài Kolberg ở trong tình thế rất nguy kịch, nhưng ông vẫn cùng với thị dân tại đây tổ chức cuộc kháng chiến lừng lẫy, đánh lui được quân Pháp xâm lược. Quân Nga kéo đến giúp Phổ nhưng không địch nổi Pháp: trong trận đánh tại Eylau vào năm 1807, quân Nga đẩy lui được quân Pháp nhưng chiến thắng này chủ yếu là nhờ có Tướng Gerhard von Scharnhorst cùng đạo quân Phổ của ông. Lòng quả cảm của ông khiến vua Friedrich Wilhelm III rất thán phục.[271][272] Qua đó, người Phổ đã xóa tan ý đồ thắng nhanh của Napoléon.[267] Tuy nhiên, Napoléon đánh bại quân Nga trong trận Friedland tàn khốc (1807), buộc Hoàng đế Aleksandr I phải rời bỏ Phổ và giảng hòa với Pháp. Friedrich Wilhelm III phải chạy đến miền đất tận cùng của Vương quốc và ký kết Hiệp định Tilsit với người Pháp: theo đó, nước Phổ bại trận bị thu hẹp lãnh thổ đến nghiêm trọng và chỉ còn là một tiểu Vương quốc với 4 triệu rưỡi dân số.[271] Hội nghị Paris vào năm 1808 đã hủy diệt lực lượng Quân đội Phổ cũ. Trong vòng 10 năm, nước Phổ chỉ có một lực lượng Quân đội thường trực bao gồm 42 nghìn binh sĩ, bao gồm 6 nghìn Vệ binh, 10 Trung đoàn Bộ Binh và 8 Trung đoàn Kỵ Binh.[258]

Công cuộc cải cách

Vua Friedrich Wilhelm III triệu kiến các nhà cải cách tại thành Königsberg vào năm 1807, qua nét vẽ của Carl Röchling.

Triều đình Phổ quá thất vọng trước thất bại của lực lượng Quân đội không được tổ chức tốt của mình, vì họ thường nghĩ mình là bách chiến bách thắng kể từ sau những chiến công lẫy lừng của vua Friedrich II Đại Đế. Trong khi Nam tước Stein cùng với Von Hardenberg bắt đầu canh tân Nhà nước Phổ, Von Scharnhorst bắt đầu cải tổ binh cách. Ông lãnh đạo Hội đồng Tái Tổ chức Quân sự, bao gồm các võ tướng Gneisenau, Grolman, Boyen, cùng với các quan văn Stein và Könen.[273] Clausewitz cũng nhiệt liệt hỗ trợ phong trào tái tổ chức. Trước bất mãn của nhân dân đối với những thất bại vào năm 1806, các nhà cải cách quyết định phát huy chủ nghĩa yêu nước trên toàn quốc[274]. Những cải cách của Stein đã xóa tan chế độ nông nô vào năm 1807 và xây dựng chính quyền thành phố địa phương vào năm 1808.[274] Với phong trào cải tổ này, năm 1807 hứa hẹn một thời đại huy hoàng mới sẽ đến với lực lượng Quân đội Phổ, sẽ là sự kết tinh của tinh thần kỷ cương cao độ và lòng nhân đạo cao đẹp.[275] Khi Hội nghị Paris họp mặt vào năm 1808, đây là một sự kiện càng thêm thôi thúc người Phổ tiến hành cải tổ quân sự.[258]

Gerhard von Scharnhorst.

Với công cuộc cải cách này thì các lãnh đạo của Quân đội Phổ được xét lại toàn bộ — trong 143 tướng lĩnh Phổ vào năm 1806, chỉ còn có Thống chế Blücher và Tauentzien là hãy còn tham chiến trong cuộc Chiến tranh Liên minh thứ sáu;[276] nhiều vị tướng được giao trách nhiệm cho "lập công chuộc tội" trong cuộc chiến tranh năm 1813.[274] Vào năm 1808, tầng lớp trung lưu cũng được phép tham gia trong các binh đoàn Sĩ quan, và việc thăng quan tiến chức thì dựa vào nền giáo dục.[273][276] Quốc vương Friedrich Wilhelm III cho thiết lập Bộ Chiến tranh vào năm 1809, và Scharnhorst lập nên một ngôi Trường dạy Sĩ Quan, sau này gọi là Viện Hàm lâm Chiến tranh Phổ, tại kinh kỳ Berlin vào năm 1810.

Scharnhorst khuyến khích áp dụng "động viên tập thể" (levée en masse), là hình thức tuyển mộ binh sĩ của nước Pháp thời đó.[276]

Liên quan

Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 7, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 1, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Quân khu 5, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 2, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 9, Quân đội nhân dân Việt Nam Quần đảo Trường Sa